Thời Gian Làm Việc: 8:00 - 17:00, Thứ 2 đến Thứ 7
Email: kiemtoankhangviet@gmail.com Hotline: 0937 39 36 79
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Lao động - Tiền lương

Lao động - Tiền lương

Quyết toán thuế cho cá nhân có thu nhập 2 nơi?
TH1: Hai nơi đều là thu nhập vãng lai (không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng thời hạn < 3 tháng) PP tính thuế: Thu nhập nào > 2 triệu/tháng thì: Khấu trừ 10% Thu nhập dưới 2 triệu/tháng: không khấu trừ TH2: Hai nơi trong đó 01 nơi là thu nhập vãng lai dưới 10 triệu đồng/tháng đã khấu trừ và không có nhu cầu quyết toán phần thu nhập này, một nơi là thu nhập cố định, ký hợp đồng lao động >3 tháng. PP tính thuế: Thu nhập vãng lai: khấu trừ 10% Thu nhập tại nơi ký HĐ: lũy tiến từng phần TH3: Hai nơi trong đó 01 nơi là thu nhập vãng lai trên 10 triệu đồng/tháng đã khấu trừ và không có nhu cầu hoặc có nhu cầu quyết toán phần thu nhập này, một nơi là thu nhập cố định, ký hợp đồng lao động >3 tháng. PP tính thuế: Thu nhập vãng lai: khấu trừ 10% Thu nhập tại nơi ký HĐ: lũy tiến từng phần TH4: Hai nơi đều là ký hợp đồng lao động dài hạn >3 tháng và hiện đang làm việc ở cả hai nơi tới thời điểm quyết toán PP tính thuế: Cả hai nơi đều tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần PP quyết toán thuế: Tự quyết toán thuế tại nơi trả thu nhập mà cá nhân này đăng ký giảm trừ cá nhân + người phụ thuộc
13/08/2024
Xem thêm
Người lao động trong thời gian nghỉ sinh có phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không?
Theo khoản 1 điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH, người lao động và doanh nghiệp trong thời gian nghỉ sinh không phải đóng BHXH, và BHTN. Khoảng thời gian này vẫn được tính là thời gian đóng BHXH, nhưng không được tính là thời gian đóng BHTN. Trong khoảng thời gian này, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng BHYT thay cho người lao động.
13/08/2024
Xem thêm
Người lao động trong thời gian thử việc có bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại điều 2 và điều 29 Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Năm 2016, 2017 người lao động trong thời gian thử việc dưới 3 tháng theo HĐ thử việc không bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Từ ngày 1/1/2018, những người có hợp đồng từ đủ 1 tháng đến 3 tháng đều thuộc đối diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu thời gian thử việc mà ghi trong HĐLĐ dài hạn >3 tháng thì sẽ phải đóng BHXH cho cả thời gian thử việc.
13/08/2024
Xem thêm
 Trong thời gian NLĐ nghỉ việc không lương, cty có phải đóng BHXH, BHYT không? Có phải báo giảm lao động và thu lại thẻ BHYT không?
Theo quy định tại Mục 2.2 Khoản 2 Điều 54 Quyết định 1111/QĐ-BHXH, khi người lao động nghỉ việc không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì doanh nghiệp phải báo giảm lao động và không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trong thời gian này và trả lại thẻ BHYT. Trường hợp không trả thẻ thì phải nộp bổ sung giá trị thẻ còn lại.
13/08/2024
Xem thêm
Lao động đang hưởng lương hưu có phải đóng bảo hiểm bắt buộc?
Người đang hưởng lương hưu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, NLĐ đang hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật thì khi giao kết hợp đồng lao động mới với doanh nghiệp, NLĐ sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại công ty. Thay vào đó, ngoài việc trả lương thì doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ lương một khoản tiền tương đương với khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ. Căn cứ theo khoản 1 Điều 186 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động của người sử dụng lao động như sau: “1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.” Về nguyên tắc, khi kí kết hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Tuy nhiên căn cứ khoản 9 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: “Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc”. Mặt khác, căn cứ khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động năm 2012: “3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định”.
13/08/2024
Xem thêm
Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp tư nhân có bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT hay không?
Căn cứ Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của BHXH Việt Nam ”Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH, BHYT của người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương do Điều lệ của Công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố Áp dụng quy định tại điều 4 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH, giám đốc thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
13/08/2024
Xem thêm

Lao động - Tiền lương

Chia sẻ:

Nhận Báo Giá Nhanh Chi Tiết
Các Dịch Vụ Trong 30 Phút